Quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống lạnh ô tô đơn giản nhất
Tại sao phải thường xuyên kiểm tra,bảo dưỡng hệ thống lạnh ô tô ?
– Gas lạnh có khả năng thẩm thấu qua một số chi tiết của hệ thống máy lạnh,dẫn đến hiện tượng thiếu gas làm công suất lạnh giảm;và máy nén(lốc)luôn phải làm việc ở chế độ tải giới hạn làm tăng mức tiêu thụ nhiên liệu của xe.
– Trong quá trình làm việc,hệ thống xuất hiện một lượng nước ngưng tụ,a xít được hình thành và nó có thể gây tắc ẩm,ăn mòn làm hỏng các bộ phận,chi tiết của hệ thống lạnh.
– Các chất bẩn,mạt kim loại quá nhiều trong phin lọc gas,lá tản nhiệt dẫn tới việc hệ thống lạnh có thể bị tắc,làm giảm khả năng tỏa nhiệt,dễ gây mọt thủng dàn ngưng,đồng thời sẽ gây ồn khi sử dụng.
– Dầu bôi trơn bị thất thoát hoặc biến chất sẽ làm cho máy nén(lốc)không được bôi trơn đầy đủ dẫn đến việc máy nén bị mài mòn quá mức, bó kẹt.
– Thêm vào đó,dàn lạnh bẩn luôn là điền kiện tốt để nấm và vi khuẩn phát triển.Không chỉ gây ra mùi khó chịu mà còn là nguyên nhân của bệnh hen suyễn,viêm phổi và các bệnh lây nhiễm.
Để hệ thống lạnh trên ô tô hoạt động tốt trong quá trình xe vận hành. Hôm nay Chăm sóc xe hơi hướng dẫn các bạn.
Quy trình kiểm tra hệ thống lạnh trên ô tô:
1. Kiểm tra dây curoa: của máy nén được căng đúng mức quy định,không bị mòn khuyết,tước sợi,chai bóng và phải thẳng hàng với các buli truyền động…
2. Kiểm tra chân gắn máy nén: được siết đủ cứng vào thân động cơ,không bị nứt,vỡ, lỏng…
3. Kiểm tra các đường ống dẫn môi chất lạnh: không được mòn khuyết,xì hơi và được bố trí xa các bộ phận di động…
4. Kiểm tra phốt của trục máy nén: phải kín, nếu bị hở sẽ nhận thấy dầu quanh trục máy nén,trên mặt buli và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén…
5. Kiểm tra mặt ngoài giàn nóng: sạch sẽ bảo đảm thông gió tốt và được lắp ráp đúng vị trí,không áp sát vào két nước động cơ.
6. Kiểm tra quan sát tất cả ống,các hộp dẫn khí,các cửa cánh gà cũng như hệ thống cơ khí điều khiển phân phối luồng khí,các bộ phận này phải thông suốt hoạt động nhạy,nhẹ và tốt.
7. Kiểm tra bên ngoài các ống của giàn lạnh và cả bộ giàn lạnh: phải sạch,không được bám bụi bẩn.Thông thường nếu có mùi hôi trong khí lạnh thổi ra chứng tỏ giàn lạnh đã bị bám bụi bẩn.
8. Kiểm tra động cơ điện quạt gió lồng sốc: hoạt động tốt chạy đầy đủ mọi tốc độ quy định. Nếu không đạt yêu cầu này,cần kiểm tra tình trạng chập mạch của các điện trở điều khiển tốc độ quạt gió.
9. Kiểm tra các bộ lọc không khí phải thông sạch.
10.Nếu phát hiện vết dầu vấy bẩn trên các bộ phận hệ thống lạnh,trên đường ống dẫn môi chất lạnh chứng tỏ có tình trạng xì thoát ga môi chất lạnh.Vì khi môi chất lạnh xì ra khéo theo dầu bôi trơn.
Việc kiểm tra và vệ sinh hệ thống lạnh thường xuyên và đúng cách không chỉ bảo vệ được sức khỏe của bạn và gia đình mà còn giúp bạn tiết kiệm được những khoản tiền không nhỏ.
Bài liên quan
Bình luận(1)
Gửi bình luận
[…] >> Xem thêm : Quy trình kiểm tra hệ thống lạnh đơn giản nhất […]